tran van co Tại sao nói Việt Nam gặp nhiều khó khăn về mọi mặt sau chiến tranh ? Những kẻ mượn danh “đấu tranh dân chủ” luôn triệt để khai thác những khó khăn đất nước để chứng minh rằng “con đường theo Đảng, theo Bác là sai lầm”,... Một trong những chiêu chúng áp dụng không mệt mỏi suốt mấy chục năm qua là hô hào: Việt Nam tụt hậu so với các quốc gia trong khu vực, trong khi những nước có hoàn cảnh tương đồng sau chiến tranh như Hàn Quốc đã phát triển nhanh,... Ngoài những con số cộng trừ ra, có những lý do, hoàn cảnh khiến Việt Nam tụt hậu và khó khăn trên con đường phục hồi thì không bao giờ chúng nói đến. 1) Một đất nước có lịch sử chìm trong loạn lạc, chiến tranh, phá hủy toàn diện. Hiếm có đất nước nào luôn oằn mình chống xâm lược và thống nhất như Việt Nam. Đi suốt chiều dài lịch sử, những năm yên bình luôn chiếm tỉ lệ vô cùng nhỏ bé so với chiến tranh hoang tàn. Lịch sử đó làm cho người Việt nhiều kỹ năng “chống” và “phá” thù trong giặc ngoài hơn kỹ năng “xây dựng”, “phát triển” kinh tế. Ngay trong thời Nguyễn thì cũng không có hòa bình hoàn toàn, khởi nghĩa nông dân nổi dậy khắp nơi, giặc giã như ong, Gia Long thì đánh nhau với Tây Sơn, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Cảnh Thịnh, thời Minh Mạng thì đánh nhau 3 năm trời với Lê Văn Khôi, thời Tự Đức thì phải dẹp giặc Khách Cờ Trắng, Cờ Vàng, Cờ Đen, sau đó liên quân Pháp – Tây Ban Nha xâm lược Đà Nẵng, mở đầu cuộc đô hộ của thực dân Pháp tại Việt Nam suốt gần 100 năm sau đó. Thoát khỏi ách phát xít Nhật với nạn đói triệt dòng giống năm 1945 thì lại được nối tiếp ngay với cuộc kháng chiến chống Pháp – Mỹ 1945-1954 (Pháp trực tiếp chiến đấu, Mỹ đứng sau viện trợ, cố vấn, chi tiền, hỗ trợ, hậu thuẫn) và cuộc chiến chống Mỹ 1954-1975, cuộc chiến chống diệt chủng Khơme Đỏ và chiến tranh biên giới chống Trung Quốc 1979 đưa đến sự tàn phá gần như toàn diện từ ngọn cây ngọn cỏ đến những sinh vật tồn tại trên đó. Đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống Mỹ 1954-1975, Việt Nam chịu sự tổn thất không thể tưởng tượng nổi, đất nước bị tàn phá nhất thế giới, và có thể nói trong lịch sử nhân loại, lịch sử thế giới, chưa có một đất nước nào bị tàn phá thảm khốc đến mức như vậy. Một mình Việt Nam chịu 9 triệu tấn bom, nhiều gấp 3 lần cả thế giới bị trong Thế chiến thứ 2. Ngoài bom Napalm, bom bi, Việt Nam còn bị thiệt hại bởi vũ khí hóa học của Mỹ, để lại nhiều di chứng độc hại lâu dài cho con người và môi sinh. Một mình thành phố Quảng Trị trong 81 ngày đêm chiến đấu đã hứng chịu số bom đạn gây thiệt hại gấp 7 lần 2 quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật. Rõ ràng sự tàn phá cực kỳ thảm khốc mà Việt Nam phải chịu trong chiến tranh chống Mỹ là không thể chỉ được xem như một sự thiệt hại, hậu quả chiến tranh thông thường, vì nó đã vượt khỏi sự tưởng tượng của con người. Nhân chứng rõ nét nhất là bất cứ người cựu binh Mỹ nào trở lại Việt Nam sau chiến tranh đều không thể tưởng tượng nổi Việt Nam có thể hồi sinh nổi. 2) Sự bao vây, o ép, kìm kẹp sau chiến tranh Kết thúc chiến tranh chống Mỹ đã để lại một Việt Nam hoang tàn, ngân khố trống rỗng, chạy ăn từng bữa và rơi vào cuộc chiến khác “ác nghiệt”, toàn diện hơn gấp vạn lần. Cả một dải đất nước oằn mình trong chất độc hóa học diệt chủng phát tác, cùng với dải biên cương từ Bắc và Nam chìm trong chiến tranh, nguy cơ chiến tranh thường trực với hàng trăm ngàn hoạt động chống phá triệt tiêu sinh lực nhau hàng giờ với Trung Quốc, Campuchia và đội quân phục quốc VNCH như kiến cỏ. Chỉ có thể nói, đất nước kiệt quệ sau chiến tranh nhưng vẫn bị bao vây tứ phía, đồng minh Liên Xô đang trên đà suy thoái, cộng thêm gánh nặng trả nợ cho các đồng minh đã giúp Việt Nam thắng Pháp, Mỹ giành độc lập thống nhất. Và sau khi bình thường hóa quan hệ với Mỹ thì phải thanh toán số nợ cũ của ngụy quyền và các công trình mà Mỹ đã xây dựng tại miền Nam Việt Nam mà ngày nay Việt Nam dùng (trước 1975, 100% các công trình sau này ở miền Nam là do Mỹ chi tiền xây dựng, vì thế Mỹ viện cớ rằng sau khi tiếp quản Sài Gòn thì Việt Nam dùng những công trình quân sự và dân sự này thì phải trả nợ cho Mỹ, và đây là điều kiện để bình thường hóa ngoại giao năm 1992). Các di sản chiến tranh cộng hưởng đó chỉ có thể nói, cả thế giới muốn bỏ đói Việt Nam đến chết, muốn bức tử Việt Nam bằng biện pháp bóp nghẹt kinh tế. Việt Nam còn sống sót, còn tên trên bản đồ thế giới mới là một kỳ tích. 3) Di hại khủng khiếp nhất ngày nay chúng ta đang nhìn thấy, không đơn thuần chỉ là hậu quả tàn phá của chiến tranh mà còn cả thế hệ dân tộc này, ngoài tài đánh nhau thì trình độ văn hóa, kỹ năng sống vươn lên trong thời bình đi lên từ con số O tròn trĩnh. Chúng ta bắt buộc phải hòa nhập thế giới, cạnh tranh phát triển kinh tế khi họ đi xa chúng ta nhiều thế kỷ với nhân tài, vật lực tinh túy nhất đã hiến cả cho chiến tranh rồi, chỉ còn lại những anh què quặt và thế hệ phụ nữ vốn chỉ quen “làm nông” tiếp tục sinh con, đẻ cái, nuôi cấy thế hệ người Việt học cách mò mẫm bước ra khỏi thế giới làng xã. Chúng ta nói vậy không phải để bao biện cho sự tụt hậu, Đảng, Chính phủ và người dân đều thấy và cho sự tụt hậu là thách thức số 1 đối với dân tộc ta hiện nay. Nếu chúng ta không vượt lên được thì cái nghèo sẽ song hành với cái hèn, cái nhục và cái họa mất nước tan hoang lại cận kề. Bởi vậy, cả cộng đồng trí thức dân tộc như ông Nguyễn Trần Bạt nhiều lần thể hiện quan điểm, nước ta cần YÊN để phục hồi, cần XÂY chứ không thể PHÁ thêm. Những kẻ trí thức cơ hội, những kẻ ngoại lai, tay sai ngoại bang, muốn ngồi mát ăn bát vàng, muốn tận dụng khó khăn để đổ thêm dầu vào lửa, cướp mọi thành quả cách mạng …chỉ là những kẻ đi bên lề dân tộc. Thêm một điều nhắn nhủ với đám “đấu tranh dân chủ” rằng, dân ta vốn đã thừa kinh nghiệm nhận biết và sự cảnh giác với những kẻ học đòi theo kiểu chiêu thức Lê Chiêu Thống xưa và Bùi Tín nay rồi.-MY YÊU- Lượt xem: 87.610 In bài viết Quanh chuyện Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trả lời phỏng vấn ở Mỹ Cuộc chiến Việt Nam chấm dứt cách đây gần 50 năm, chúng tôi vượt qua quá khứ để có hòa bình và ổn định cho người dân chúng tôi và đạt được những gì người dân Mỹ mong muốn. Bộ Ngoại giao bình luận về hoạt động của trường Fulbright Việt Nam Đại học Fulbright Việt Nam là thành quả của hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Mỹ, nhất là trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, Việt Nam hoan nghênh. Thông điệp đằng sau đề xuất hòa bình của Tổng thống Putin Câu hỏi đặt ra là tại sao ông Putin lại đưa ra đề xuất vào thời điểm này và đề xuất của ông Putin có thể chấm dứt cuộc xung đột? Lý do phương Tây thúc đẩy ý tưởng khởi động đàm phán Nga - Ukraine Các yếu tố chính trị ở EU và Mỹ có thể ảnh hưởng đến động thái này. Nhưng sự thiếu vắng các hành động cụ thể từ Ukraine cho thấy thách thức trong việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình toàn diện. Tổng thống Putin đánh giá cao đường lối đối ngoại của Việt Nam Nhà lãnh đạo Nga khẳng định văn kiện mang tính chiến lược, trong giai đoạn lịch sử mới đã tạo xung lực mạnh mẽ để quan hệ Nga - Việt phát triển ngày càng năng động. Tổng thống Nga Vladimir Putin đánh giá về quan hệ Nga-Mỹ và các vấn đề đối ngoại khác Tổng thống khẳng định: Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới, chúng tôi sẽ làm việc với bất kỳ Tổng thống nào mà người dân Mỹ bầu ra.
Quanh chuyện Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trả lời phỏng vấn ở Mỹ Cuộc chiến Việt Nam chấm dứt cách đây gần 50 năm, chúng tôi vượt qua quá khứ để có hòa bình và ổn định cho người dân chúng tôi và đạt được những gì người dân Mỹ mong muốn.
Bộ Ngoại giao bình luận về hoạt động của trường Fulbright Việt Nam Đại học Fulbright Việt Nam là thành quả của hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Mỹ, nhất là trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, Việt Nam hoan nghênh.
Thông điệp đằng sau đề xuất hòa bình của Tổng thống Putin Câu hỏi đặt ra là tại sao ông Putin lại đưa ra đề xuất vào thời điểm này và đề xuất của ông Putin có thể chấm dứt cuộc xung đột?
Lý do phương Tây thúc đẩy ý tưởng khởi động đàm phán Nga - Ukraine Các yếu tố chính trị ở EU và Mỹ có thể ảnh hưởng đến động thái này. Nhưng sự thiếu vắng các hành động cụ thể từ Ukraine cho thấy thách thức trong việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình toàn diện.
Tổng thống Putin đánh giá cao đường lối đối ngoại của Việt Nam Nhà lãnh đạo Nga khẳng định văn kiện mang tính chiến lược, trong giai đoạn lịch sử mới đã tạo xung lực mạnh mẽ để quan hệ Nga - Việt phát triển ngày càng năng động.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đánh giá về quan hệ Nga-Mỹ và các vấn đề đối ngoại khác Tổng thống khẳng định: Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới, chúng tôi sẽ làm việc với bất kỳ Tổng thống nào mà người dân Mỹ bầu ra.
HỌC TẠI TRUNG TÂM LUYỆN THI IELTS KYNA ENGLISH TĂNG ĐIỂM SPEAKING, GIAO TIẾP TIẾNG ANH TỰ TIN HƠN, TĂNG ĐIỂM WRITING, VIẾT TIẾNG ANH THÀNH THẠO
Không còn nỗi lo con sợ hay yếu Toán... Đạt điểm cao khi kiểm tra, thi học kỳ, thi chuyển cấp. Mỗi học sinh 1 lộ trình → Lấy lại căn bản, nắm chắc kiến thức.
Tiếng Anh dành cho Thế hệ mới theo PP Cá nhân hoá Học theo tiêu chuẩn quốc tế, khả năng tương tác thầy-trò cùng với những bài học sống động, trải nghiệm các video thú vị
Tin mới ngày 16-01-2025 Danh sách 100 món ăn tệ nhất thế giới, trong đó, năm nay có hai món phổ biến của người Việt, đó là tiết canh và trứng vịt lộn.
Tin mới ngày 15-01-2025 Bộ Công an đề xuất phạt 3 - 5 triệu đồng với hành vi mang bật lửa, điện thoại di động vào nơi có quy định cấm liên quan phòng cháy.
Người lái xe phải thi lại lý thuyết ngay khi giấy phép hết hạn Thông tư 35/2024 quy định người lái xe phải thi lại lý thuyết ngay khi giấy phép hết hạn, rút ngắn thời gian cấp lại giấy phép lái xe bị mất so với hiện hành.
7 giai đoạn của hôn nhân Giai đoạn đầu là trăng mật, cảm nhận được hạnh phúc và ngọt ngào khi mới bước vào cuộc sống vợ chồng. Những bức ảnh cưới lãng mạn, lễ cưới long trọng,...
Hầu hết phụ nữ không hạnh phúc trong hôn nhân đều có tính cách này: Bạn có mắc phải? Hôn nhân là một hành trình đầy thách thức, trong số những phụ nữ không hạnh phúc trong hôn nhân, một điểm chung thường gặp là họ thường có tính cách nhẫn nhịn quá mức.
Hungary nói: châu Âu cần thay đổi chính sách Ukraine nếu Trump đắc cử Phát biểu ám chỉ kịch bản ứng viên Cộng hòa Donald Trump giành chiến thắng trong bầu cử tổng thống Mỹ. Thủ tướng Orban từng nhiều lần phản đối viện trợ quân sự cho Ukraine, khẳng định cựu tổng thống Trump cũng có quan điểm tương tự và sẽ đàm phán thỏa thuận hòa bình
Bộ trưởng Bộ KH và ĐT: Thay cán bộ sợ sai để đẩy mạnh giải ngân vốn Thảo luận tại tổ, Đại biểu Quốc hội nêu vấn đề giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng năm 2024 chưa đạt 50% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.