bien dong

BIỂN ĐÔNG

, tin tuc, tin tuc.mdt.vn, mdt.vn, mdt, tin 24h, tin moi nhat, mien trung, da nang, quang binh, viet nam, phap luat, quy dinh, toi pham, an ninh, quoc phong, du lich, kinh nghiem, thu thuat, lap trinh, meo may tinh, cong nghe, thiet bị viet nam, phap luat viet nam, thu vien phap luat, lam theo phap luat, phan cung, phan mem, virus, tien ich, ung dung, tin hoc, thiet ke web aspx, thiet ke website gia re, thiet ke web chuan seo, lien he: 0905512238 - Mr Tuan, maiductuan@gmail.com

BÌNH LUẬN
12/11/2018 Views: 277.559

BIỂN ĐÔNG
(Bài của Steven Trần, viết cho những ai sợ Tàu mà sợ đến cả cụm từ South China Sea).

Vâng, chính là biển Đông, một đề tài vô cùng nhạy cảm. Trước đây, tôi có từng nói với anh Hoàng Bình Minh và bạn Đặng Việt Nam rằng lúc nào đó tôi sẽ viết về vấn đề này nhưng chưa có thời gian. Nhân chuyện đọc về Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông tại Đà Nẵng có phần backdrop sân khấu với dòng chữ tiếng Anh “South China Sea International Conference” đã bị quy chụp là cố tình thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại biển Đông. Đây là một quan điểm cực kì sai lầm mà vô tình hay hữu ý làm người đọc có cái nhiều thiếu chính xác về tình hình biển Đông nói chung và sự đấu tranh không ngừng nghỉ của chúng ta nói riêng; cũng như rất nhiều quan điểm khác sai lầm về tình hình biển Đông sẽ được phân tích sau đây.

Trước hết, đây là một hội thảo khoa học quốc tế có sự tham gia của gần 100 học giả đến từ các quốc gia khác nhau, cộng với lượng phóng viên nước ngoài tương đương với số đó, hội nghị này đã tổ chức đến lần thứ 10 chứ không phải chỉ mới tổ chức lần đầu tại Việt Nam. Thực chất “biển Đông” chỉ là cách dùng của riêng Việt Nam đối với vùng biển trải rộng từ eo biển Đài Loan đến Singapore, tên quốc tế của vùng biển này là “South China Sea” (Biển Nam Trung Hoa) hoặc một tên khác là Mer de Chine méridionale (có từ thời Pháp thuộc). Nếu sử dụng từ “biển Đông” theo cách gọi riêng của Việt Nam trên những diễn đàn quốc tế sẽ gây khó hiểu cho những học giả để nhận biết được vùng biển này, ngay cả khi dùng các keyword là “east sea” hoặc “eastern sea” để tìm kiếm bằng google cũng không cho ra kết quả chính xác như với từ “south china sea”.

Trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Nam Trung Quốc (Declaration on Conduct of the Parties in the South China Sea) giữa ASEAN và Trung Quốc thì vẫn dùng cụm từ “south china sea”. Biển Nam Trung Quốc chỉ có nghĩa đơn thuần là vùng biển phía nam nước Trung Quốc mà thôi. Cũng như Ấn Độ Dương chắc chắn không phải của Ấn Độ, Châu Úc không chỉ có Úc mà còn có New Zealand, Bắc Mỹ ngoài Mỹ còn cả Canada – nơi vừa hợp thức hóa việc buôn bán cần sa. Cái tên, trong một số trường hợp, không phải lúc nào cũng nói lên tất cả.

Xung đột tại khu vực biển Đông vốn dĩ có yếu tố lịch sử từ rất lâu về trước, cả Việt Nam và Trung Quốc đều có những nguồn sử kiện vững chắc để khẳng định sự có mặt của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa. Trong Toàn tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư của chúng ta chỉ đề cập đến Hoàng Sa & Trường Sa thì Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn Tại quyển II, đã mô tả rất rõ về 2 quần đảo này và các hoạt động của hải đội Hoàng Sa. Bên cạnh đó, lịch sử Trung Quốc cho rằng họ đã phát hiện ra 2 quần đảo này từ thời nhà Hán, đến thời nhà Minh thì duy trì hoạt động tuần tra cấp nhà nước bằng các chuyến thám hiểm của Trịnh Hòa,nhưng đến thời nhà Thanh thì hoạt động tuần tra chỉ còn ở cấp địa phương mà thôi. Tuy nhiên, việc phát hiện trước hoặc phát hiện sau hoàn toàn không có ý nghĩa về mặt pháp lý; nên nhớ Hoàng Sa và Trường Sa trước đây đều là lãnh thổ vô chủ (terra nullius), do vậy việc chiếm hữu lãnh thổ vô chủ theo nguyên tắc quốc tế phải là chiếm hữu thực sự chứ không phải chỉ dừng lại ở việc “thám hiểm” và “tuần tra”. Việc triều đình nhà Nguyễn của chúng ta đã tiến hành thu thuế ở đảo Lý Sơn là một việc vô cùng ý nghĩa về mặt pháp lý vì nó đánh dấu sự cai trị của triều đình đối với 2 quần đảo này, song song với việc đó là các chứng cứ các hải đội hàng năm đều đến khu vực này để quản lý và thu thập tài nguyên, khoáng sản.

VIỆT NAM CÓ CHỦ QUYỀN Ở BIỂN ĐÔNG KHÔNG?
Tất nhiên là có, nhưng chủ quyền của Việt Nam bị giới hạn hơn so với những gì đa phần chúng ta đều nghĩ. Việt Nam đã là thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), do vậy việc tuân thủ Công ước này là một điều tất yếu theo nguyên tắc pacta sunt servanda (tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế). Theo UNCLOS, chúng ta có chủ quyền (sovereignty) hoàn toàn với vùng lãnh thổ vả lãnh hải (khu vực 12 hải lý tính từ đường cơ sở); nhưng đối với khu vực kế cận với lãnh hải là vùng đặc quyền kinh tế (EEZ - 200 hải lý tính từ đường cơ sở) chúng ta chỉ có quyền chủ quyền (sovereignty rights). Quyền chủ quyền này được thể hiện ở 4 mặt hải quan, y tế, nhập cư và thuế nhằm đảm bảo sự duy trì pháp luật trên một số lãnh vực của quốc gia ven biển đối với khu vực này. Song song với quyền chủ quyền là quyền tài phán (jurisdiction) như một hệ quả của quyền chủ quyền cho phép các quốc gia ven biển duy trì sự đảm bảo tư pháp đối với 4 lĩnh vực nêu trên và một phần quyền tài phán hình sự (criminal jurisdiction). Do vậy, đừng hiểu về chủ quyền của Việt Nam là rộng khắp và bao trùm cả biển Đông, điều này hoàn toàn sai lầm và không phù hợp với pháp luật chung của quốc tế.

Ngày 12/07/2016, Tòa trọng tài thành lập theo phụ lục VII UNCLOS đã đưa ra phán quyết cho vụ kiện của Phillipines đối với hoạt động của Trung Quốc tại Trường Sa. Rất nhiều người trong chúng ta đã phát cuồng lên với phán quyết này của Tòa trọng tài và rằng Việt Nam hãy đi kiện Trung Quốc. Thứ nhất, việc kiện Trung Quốc không hề đơn giản, hiện nay chúng ta và Trung Quốc chưa có bất cứ một thỏa thuận nào về thẩm quyền giải quyết của Tòa này. Thứ hai, Tòa trọng tài nêu trên sẽ không đưa ra bất cứ phán quyết nào để phân định tranh chấp về chủ quyền quốc gia đối với các vùng lãnh thổ mà chỉ có tác dụng giải thích các điều khoản của UNCLOS để đảm bảo các quốc gia hiểu đúng mà thôi. Thứ ba, ngay cả trong trường hợp kiện được Trung Quốc, thì phán quyết của Tòa trọng tài nêu trên sẽ chỉ tương tự với phán quyết đối với Philipines.


Với phán quyết của mình trong vụ kiện của Philipines, Tòa trọng tài xem 137 thực thể của quần đảo Trường Sa là đá, mà đã là đá thì theo quy định của UNLCLOS chỉ có lãnh hải 12 hải lý bao quanh chứ không có vùng đặc quyền kinh tế. Cấu tạo vật chất của Hoàng Sa và Trường Sa là tương đương nhau, như vậy nếu các thực thể ở quần đảo Trường Sa là đá thì các thực thể ở Hoàng Sa cũng tương tự được đánh giá là đá. Theo đó, vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc sẽ phải lùi về đảo Hải Nam, còn vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta bắt buộc phải tính từ đường cơ sở, không bao gồm Trường Sa và Hoàng Sa. Đây là một tác động vừa tích cực lẫn vừa tiêu cực đối với tranh chấp trên biển Đông của Việt Nam. Không phải thứ gì người khác làm được, ta cũng phải làm theo, nhất là khi chưa lường trước được tác động của hành động đó.

NHƯ VẬY TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG CÓ THỂ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT KHÔNG?
Quan điểm của tôi là có thể được, nhưng vô cùng khó khăn. Tranh chấp ở khu vực này không chỉ dừng lại giữa Việt Nam – Trung Quốc mà còn có Philipines, Đài Loan, Malaysia và cả Brunei. Việc giải quyết tranh chấp này cần nhiều thời gian và nỗ lực ngoại giao quốc tế hơn là việc ngồi nhà đọc báo lá ngón và post lên FB đau đáu về việc chúng ta có nhượng bộ Trung Quốc hay không. Khi COC (Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông) đã được chính thức thông qua Thỏa thuận khung vừa qua, chúng ta có quyền kỳ vọng hơn về một biển Đông hòa bình và có sự kiểm soát xung đột chặt chẽ.

VIỆT NAM CÓ ĐỘNG THÁI GÌ ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP Ở BIỂN ĐÔNG HAY CHỈ DỪNG LẠI Ở VIỆC “QUAN NGẠI SÂU SẮC”?
Báo chí rất hay đề cập đến việc Trung Quốc tiến hành xây đảo nhân tạo tại khu vực tranh chấp biển Đông nhưng hầu hết quên rằng Việt Nam – nhờ được “Long Vương ưu đãi”, đã được ”thiên nhiên” bồi đắp cho một số đảo đáng kể xen kẽ rất chiến lược với các đảo của Trung Quốc. Ví dụ như đảo Đá Tây – đảo thuộc kiểm soát của Việt Nam, chỉ sau 3 năm từ hơn 2 mẫu vuông đã được “Long Vương ưu đãi” bồi đắp lên diện tích hơn 72 mẫu (Nguồn: Business Insider). Thậm chí tạp chí Forbes còn có bài viết với tiêu đề như sau “Việt Nam đang trở thành quốc gia Châu Á ven biển “hăng hái” nhất chỉ sau Trung Quốc” (Vietnam is becoming Asia’s most aggressive maritime nation after China). Điều đáng chú ý ở đây nằm ở công nghệ xây dựng đảo nhân tạo của người Trung Quốc, lưu ý là tốc độ xây dựng đảo của Trung Quốc và tốc độ thiên nhiên bồi đắp cho đảo Việt Nam là gần tương đương nhau. Tuy vậy, Trung Quốc sờ hữu công nghệ vượt trội hơn, khi họ vận chuyển vật liệu xây dựng và bồi đắp trong những đường ống (tunnel) có đường kính cực lớn. Công nghệ này được cho là nghiên cứu tại Thẩm Quyến, đặc khu kinh tế mà một thời bị phản đối còn hơn cả Bắc Vân Phong và Vân Đồn, Phú Quốc của Việt Nam.

......

Hãy thôi than khóc, bớt đọc báo lá ngón lại và tìm hiểu xem chúng ta đang làm được những gì. Yêu nước đúng cách là tìm hiểu tình hình thực sự chứ không phải xuyên tạc và chém gió. Đừng quên rằng Hoàng Sa có có sự hiện diện của bao nhiêu tàu khu trục của Trung Quốc thì số tàu vẫn nằm gọn trong tầm bắn của hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion-P, hạm đội Nam Hải có hùng mạnh với Liêu Ninh thì cũng nằm trong tầm bay của các loại vĩ khí chúng ta đã và đang trang bị.

Trong tất cả các cuộc chiến tranh vệ quốc chúng ta đều vận dụng nhuần nhuyễn nghệ thuật chiến tranh bất đối xứng – điều đã được ghi chép rất rõ trong Binh Thư Yếu Lược của Trần Hưng Đạo.

Tháng 6 năm 2018, Việt Nam đã chính thức mời Ấn Độ vào thăm dò ở Biển Đông, Ấn Độ là một đối trọng không nhỏ của Trung Quốc ở khu vực Nam Á, 2 quốc gia này thường xuyên có những xung đột căng thẳng ở biên giới.

Vậy đấy, chính trị và ngoại giao quốc tế không chỉ có việc quan ngại sâu sắc đâu mà còn phải có những động thái kiềm tỏa lẫn nhau. Đất nước này vẫn hiên ngang kiên cường trước bất cứ kẻ thù nào là nhờ lòng yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường trước kẻ thù chứ không phải tư duy nhược tiểu và suy nghĩ tự nhục.






* TIÊU ĐIỂM
[ * ] CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đã có những bằng chứng đáng kể về thảm họa ở Libya ngay sau khi nội chiến bắt đầu: những cuộc thảm sát tập thể hàng chục ngàn thường dân đã diễn ra bởi những nhóm vũ trang đã lật đổ Gaddafi dưới danh nghĩa cách mạng,..
Có bất kỳ biện pháp trừng phạt nào chống lại Mỹ vì tội ác giết và hủy hoại cuộc sống của phụ nữ và trẻ em vô tội ở Iraq, Syria, Afghanistan, Cuba, Việt Nam,...
Mỹ đã từng hủy hoại Liên Xô, Liên bang Nam Tư, Iraq, Libya, các nước khác, và giờ đây lại đang muốn hủy hoại Ukraina.
Truyền thông của Hoa Kỳ và Châu Âu đã kiểm soát toàn bộ việc phát tán dư luận, điều khiển dư luận theo hướng có lợi cho Hoa Kỳ và phương Tây và họ tiếp tục tạo ra các tin tức giả.
Chúng tôi sẽ tìm cách phi quân sự hóa và đưa ra xét xử những kẻ đã gây ra nhiều tội ác đẫm máu chống lại dân thường.
Những gì bắt đầu bằng các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Syria hồi tháng 3/2011 đã leo thang thành một cuộc nội chiến tàn bạo...
TRANG THÔNG TIN - THỜI SỰ 24H
Địa chỉ: 252 Nguyễn Văn Linh, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Email: maianhminh.dng@gmail.com
Website: http://tintuc.mdt.vn
Count:  32.476.139
 13.245
0
mien trung, da nang, quang binh, viet nam, phap luat, quy dinh, toi pham, an ninh, quoc phong, du lichkinh nghiem, thu thuat, lap trinh, meo may tinh, cong nghe, thiet bị viet nam, phap luat viet nam, thu vien phap luat, lam theo phap luatphan cung, phan mem, virus, tien ich, ung dung, tin hocthiet ke web aspx, thiet ke website gia re, thiet ke web chuan seo, lien he: 0905512238 - Mr Tuan, maiductuan@gmail.comDesign by: 24hdanang + 0905512238 + MAI ĐỨC TUẤN + 0905512238