Đại thảm sát man rợ hơn một ngàn tù chính trị ở Phú Lợi ngày 30-11-1958
Ngày 3-12-1958 nhân dân miền Bắc cực lực phẫn nộ biểu tình tuần hành, phản đối và lên án vụ đại thảm sát man rợ Phú Lợi, đã giết chết hơn một ngàn tù chính trị.
Cuối năm 1957, số lượng tù chính trị ở Nam Việt Nam lên đến 3.440 người mà chỉ có 3 trung tâm để giam giữ. Quá tải, chính quyền Ngô Đình Diệm xây thêm trung tâm thứ tư ở Phú Lợi, tỉnh Bình Dương, đủ chỗ giam giữ 1.300 người, bổ nhiệm Đại tá Trần Vĩnh Đắc, một hung thần của Tổng nha cảnh sát quốc gia ngụy làm quản đốc.
Theo kế hoạch, mỗi năm trại Phú Lợi đưa tù
nhân đày đi Côn Đảo 4 chuyến vào các tháng 3, 6, 9, 12. Cuối năm 1958,
trại lọc ra 450 người thuộc diện “khó thay đổi” Quản đốc Trần Vĩnh Đắc
đề xuất thủ tiêu họ và được chính quyền Diệm OK. Một nhóm cai ngục được
lệnh bí mật trộn thuốc độc vào bánh mì để khi tàu ra giữa biển phát cho
tù nhân ăn, rồi phi tang luôn. Tuy nhiên, sớm tinh mơ ngày 30-11-1958,
đúng lúc đoàn tù nhân chuẩn bị lên đường thì Trần Vĩnh Đắc nhận tin bố
chết, vội về chịu tang.
Chuyến đi hoãn lại, mật lệnh trộn thuốc độc vào bánh mì thuộc diện tối mật, những kẻ trực tiếp làm khiếp vía, kiếm cớ lánh mặt, thế là số bánh mì trộn thuốc độc bị nhập vào bữa ăn sáng của toàn trại.
Hôm 1-12, tin hàng
nghìn tù nhân nhà tù Phú Lợi bị đầu độc lan ra ngoài. Cả thế giới kinh
hoàng. Hôm 2-12, chính quyền VNCH thành lập đoàn kiểm tra do tướng Nguyễn
Văn Là, Giám đốc Tổng nha cảnh sát quốc gia cầm đầu, đến Phú Lợi tìm
cách dẹp yên dư luận nhưng không được.
Chính quyền Diệm và cố vấn Mỹ đã cho phóng hỏa để xóa dấu vết, rồi loan tin tù nhân tự sát tập thể để lừa bịp dư luận.