Ngày 14/6, Tổng thống Nga Putin đã đưa ra đề xuất hòa bình cho cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine. Câu hỏi đặt ra là tại sao ông Putin lại đưa ra đề xuất vào thời điểm này và đề xuất của ông Putin có thể chấm dứt cuộc xung đột?Điều kiện hòa bình cho cuộc xung đột quân sự Nga-UkraineTrong một cuộc họp với lãnh đạo Bộ Ngoại giao ngày 14/6, Tổng thống Nga Putin đã nêu ra các điều kiện của Nga để khởi động tiến trình hòa bình với Ukraine. Các điều kiện cốt lõi cho cuộc xung đột Nga-Ukraine là việc quân đội Ukraine rút quân khỏi các khu vực Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng (DPR), Cộng hòa nhân dân Lugansk tự xưng (LPR), Zaporozhye và Kherson.Ngoài ra, một số điều kiện khác trong đề xuất hòa bình của ông Putin như: (1) Tình trạng trung lập, không liên kết và không có lực lượng hạt nhân trên lãnh thổ Ukraine; (2) Phi quân sự hóa, phi quốc tế hóa Ukraine; (3) Ấn định quy chế cho các vùng Crimea, Sevastopol, DPR, LPR, Kherson và Zaporozhye là các vùng của Nga trong các điều ước quốc tế; (4) Dỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt của phương Tây chống lại Nga. Tổng thống Nga Putin đã nêu ra các điều kiện của Nga để khởi động tiến trình hòa bình với Ukraine. Tổng thống Putin cho biết, nếu lãnh đạo Ukraine đồng ý và bắt đầu rút quân khỏi các khu vực được đề cập, cũng như sau khi Moscow được thông báo về việc Kiev từ chối gia nhập NATO, chính quyền Tổng thống Putin ngay lập tức ra lệnh ngừng bắn và bắt đầu đàm phán. Ông Putin nhấn mạnh rằng khi làm như vậy, ông đang đưa ra một “đề xuất hòa bình thực sự, cụ thể”, đề xuất một kết thúc cuối cùng cho cuộc xung đột chứ không phải là đóng băng hay đình chiến tạm thời. Nhà lãnh đạo Nga nói thêm: “Nếu ở Kiev và các thủ đô phương Tây, họ từ chối như trước đây, thì cuối cùng, đó là công việc của họ, trách nhiệm chính trị và đạo đức của họ đối với việc tiếp tục đổ máu”. Ông cảnh báo rằng tình hình trên thực địa sẽ tiếp tục thay đổi không có lợi cho Ukraine và trong tương lai các điều kiện đàm phán sẽ khác.Tổng thống Nga cũng lưu ý riêng rằng Moscow không coi Vladimir Zelensky là tổng thống hợp pháp của Ukraine do cuộc bầu cử tổng thống bị hủy bỏ và nhiệm kỳ của ông hết hạn. Theo Tổng thống Putin, cơ quan duy nhất được mở rộng quyền lực theo thiết quân luật là Quốc hội Ukraine.Tuy nhiên, Ukraine đã bác bỏ sáng kiến này. Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky mô tả đề xuất của Moscow là tối hậu thư, trong khi cố vấn của ông Zelensky, Mikhail Podolyak, nói rằng các sáng kiến mới của Nga “không có đề xuất hòa bình thực sự nào và không có mong muốn chấm dứt chiến tranh”, nhưng “có một mong muốn không phải trả giá cho cuộc chiến này và tiếp tục nó dưới những hình thức mới”.Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng lên tiếng tiêu cực về đề xuất của Nga - theo ý kiến của ông, nó thực sự ám chỉ Nga đạt được các mục tiêu quân sự của mình và Ukraine thậm chí còn phải giao nộp các vùng lãnh thổ lớn hơn. “Đây không phải là một đề xuất hòa bình mà là một đề xuất xâm lược và chiếm đóng thậm chí còn lớn hơn. Nó chứng tỏ rằng mục tiêu của Nga là kiểm soát Ukraine”, ông Stoltenberg phát biểu trước truyền thông.Thông điệp đằng sau đề xuất của Tổng thống PutinTheo chuyên gia Alexander Baunov, nhà cựu ngoại giao Nga, hiện là thành viên cấp cao tại Trung tâm Á-Âu Carnegie, cho rằng, Tổng thống Putin đưa ra đề xuất hoà bình ngay trước hội nghị hoà bình ở Thuỵ Sĩ đã làm nổi bật lên bối cảnh của nó. Hội nghị hoà bình do Ukraine triệu tập bị chỉ trích vì thực tế không có sự tham gia của Nga, Trung Quốc, những nước có vai trò quan trọng trong cuộc xung đột ở Ukraine nói riêng, các “điểm nóng” của khu vực và thế giới nói chung; chủ đề của hội nghị cũng được cho là khá mơ hồ khi để mở rộng phạm vi tham gia, Ukraine đã loại bỏ những vấn đề cấp bách nhất khỏi chương trình nghị sự của cuộc họp.Bên cạnh đó, đề xuất của Tổng thống Putin được cho là cụ thể hơn khi đối chiếu với “công thức hoà bình” của người đồng cấp Ukraine Zelensky, trong đó nhấn mạnh 4 lĩnh vực cùng với sự nhượng bộ quân sự-chính trị từ Kiev để đổi lấy hoà bình với Nga. Rõ ràng, những điều kiện trong đề xuất hoà bình của Tổng thống Putin khó có thể được chấp nhận đối với chính quyền Kiev, miễn là quân đội Ukraine vẫn giữa được khả năng chống cự. Tuy nhiên, đề xuất sẽ tạo ấn tượng trong dư luận, cộng đồng quốc tế vốn đã quá mệt mỏi với cuộc chiến tranh và chịu ảnh hưởng bởi những tác động tiêu cực từ cuộc chiến.Chuyên gia Alexander Baunov cho rằng, trong khi ông Zelensky tránh đàm phán, đòi hỏi “những điều không thể”, thì Tổng thống Putin đề xuất không chỉ là đóng băng xung đột, mà còn đưa ra các bước cụ thể hoá bằng những điều kiện cụ thể. Bằng động thái này, ông Putin đã đẩy Kiev vào thế khó xử, “ngầm” phát đi thông điệp rằng, phía Ukraine mới chính là bên đang ngăn cản việc thiết lập nền hòa bình được chờ đợi từ lâu. Một bộ phận dư luận quốc tế, những người có chủ trương chống phương Tây, hoặc ở trạng thái trung lập chắc chắc chấp nhận cách giải thích như vậy và tập trung sự chú ý về động thái, câu trả lời của chính quyền Kiev.Đề xuất hoà bình của Tổng thống Putin được xem là “tối hậu thư”, có nhiều điều kiện tương đồng đối với tối hậu thư mà ông Putin đưa ra trước khi tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022, đó là Ukraine từ chối gia nhập NATO, tình trạng trung lập và không có hạt nhân, phi quân sự hoá dưới hình thức hạn chế số lượng lực lượng vũ trang và bảo đảm chống lại sự xuất hiện của quân đội nước ngoài trên lãnh thổ Ukraine. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất là sự nhượng bộ của Ukraine đối với các khu vực mà Điện Kremlin tuyên bố là của mình, 4 khu vực (DPR, LPR, Zaporozhya và Kherson) so với 2 khu vực như trước đây (DPR, LPR). Điều này cho thấy những bước tiến đáng kể mà Nga đạt được kể từ khi tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine; đồng thời, đề xuất như một thông điệp nhằm “nắn gân” chính quyền Kiev và các nước phương Tây nên chấp nhận những điều kiện của Nga để ngồi vào bàn đàm phán, chấm dứt xung đột. Theo chuyên gia Alexander Baunov nhận định, nếu như trước kia Nga khai thác nỗ lo sợ chiến tranh, thì hiện nay đề xuất của ông Putin đánh vào tâm lý mệt mỏi vì chiến tranh và mong muốn nhanh chóng chấm dứt xung đột. Các điều kiện mà ông Putin đưa ra không thuộc lĩnh vực đàm phán, mà buộc phía Ukraine, bên yếu thế hơn, phải chấp nhận. Do đó, không loại trừ khả năng những gì ông Putin đưa ra như đề xuất hòa bình sẽ đi trước một sự leo thang và mở rộng chiến tranh mới.Đồng quan điểm trên, Fyodor Lukyanov, Tổng Biên tập Tạp chí “Nga trong các vấn đề toàn cầu” khẳng định, đề xuất hoà bình của Tổng thống Putin là một kiểu phản ứng trước hội nghị hoà bình Thuỵ Sĩ. Bởi lẽ, ngay cả khi những đề xuất này bị từ chối, ban tổ chức hội nghị hoà bình Thuỵ Sĩ cố gắng tập trung vào chương trình nghị sự đã xác định, thì bằng cách này hay cách khác, những đề xuất của Tổng thống Putin vẫn sẽ được đưa ra thảo luận, nhận xét, cho dù đó là bên ngoài các phiên họp chính thức.Theo chuyên gia Fyodor Lukyanov, Tổng thống Putin đưa ra “công thức hòa bình” của riêng mình, chứng tỏ Nga không đi theo ý tưởng của người khác mà đưa ra những luận điểm và yêu cầu của riêng mình; đồng thời, ông Putin cũng nhận thức được rằng, sẽ khó có thể mong đợi bắt đầu quá trình đàm phán với những điều kiện như vậy. “Tổng thống Putin là một chính trị gia quá giàu kinh nghiệm nên không thể tin tưởng vào điều này. Điều quan trọng nhất trong lời nói của ông ấy là sẽ không có sự tạm dừng hoặc đóng băng xung đột. Về cơ bản, các bên cần ngồi xuống để thảo luận tất cả các vấn đề cùng một lúc và phát triển một loại mối quan hệ mới trong lĩnh vực an ninh châu Âu, hoặc xung đột vũ trang vẫn tiếp tục”, trang tin RBC của Nga dẫn nhận định của chuyên gia Fyodor Lukyanov.Còn theo Andrey Korrtunov, Giám đốc khoa học của Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga cho rằng, các điều kiện do Tổng thống Putin đưa ra là không thể chấp nhận được đối với chính quyền Ukraine, vì chúng mâu thuẫn với ý định quay trở lại biên giới năm 1991 của giới lãnh đạo Ukraine; và yêu cầu phi quốc gia hóa và phi quân sự hóa của Moscow ngụ ý gần như được hiểu là một sự thay đổi hoàn toàn của chế độ chính trị ở Ukraine. Chuyên gia này cho rằng, chính vì lý do này mà ông Putin đã đề cập đến vấn đề tính hợp pháp của tổng thống và quốc hội Ukraine, từ đó kêu gọi các lực lượng chính trị ở Ukraine “đến một lúc nào đó có thể tự mình nắm quyền chủ động”.Nhà khoa học chính trị Andrey Korrtunov cũng lưu ý rằng, mặc dù các nước phương Tây lo ngại về chiến thắng của Nga, nhưng vấn đề lãnh thổ đối với họ không phải là vấn đề cơ bản như đối với Kiev. “Điều quan trọng đối với phương Tây là duy trì Ukraine là một quốc gia thân phương Tây. Nhưng ở đây nảy sinh câu hỏi về tình trạng trung lập - rõ ràng là, xét đến những lời hứa mà phương Tây đưa ra với Kiev, Ukraine khó có thể từ bỏ triển vọng như vậy”. Đồng thời, Andrey Kortunov chỉ ra rằng, có một số điểm giao thoa giữa đề xuất của Tổng thống Putin và kế hoạch hòa bình của Trung Quốc, bất chấp thực tế là Bắc Kinh đã nhiều lần ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.Trong bối cảnh xung đột lợi ích, bất đồng quan điểm leo thang như hiện nay, các bên sẽ khó có thể chấp nhận các điều kiện của nhau. Đề xuất hoà bình của Tổng thống Nga Putin hay hội nghị hoà bình Thuỵ Sĩ theo đề xuất của Chính quyền Kiev được đánh giá là chưa thể mang lại hoà bình ngay lập tức cho cuộc xung đột Nga-Ukraine, nhưng có thể là cơ hội để các bên trình bày, đưa ra quan điểm, điều kiện của mình. Và chỉ khi lợi ích, điều kiện của mỗi bên tìm kiếm được điểm chung cân bằng, khi đó các bên mới có thể chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán để chấm dứt xung đột. Tuy nhiên, con đường đi đến kịch bản đó chắc chắc sẽ còn nhiều chông gai phía trước.Hùng Anh (Báo Thanh Hóa) Lượt xem: 2.215 In bài viết Quanh chuyện Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trả lời phỏng vấn ở Mỹ Cuộc chiến Việt Nam chấm dứt cách đây gần 50 năm, chúng tôi vượt qua quá khứ để có hòa bình và ổn định cho người dân chúng tôi và đạt được những gì người dân Mỹ mong muốn. Bộ Ngoại giao bình luận về hoạt động của trường Fulbright Việt Nam Đại học Fulbright Việt Nam là thành quả của hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Mỹ, nhất là trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, Việt Nam hoan nghênh. Lý do phương Tây thúc đẩy ý tưởng khởi động đàm phán Nga - Ukraine Các yếu tố chính trị ở EU và Mỹ có thể ảnh hưởng đến động thái này. Nhưng sự thiếu vắng các hành động cụ thể từ Ukraine cho thấy thách thức trong việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình toàn diện. Tổng thống Putin đánh giá cao đường lối đối ngoại của Việt Nam Nhà lãnh đạo Nga khẳng định văn kiện mang tính chiến lược, trong giai đoạn lịch sử mới đã tạo xung lực mạnh mẽ để quan hệ Nga - Việt phát triển ngày càng năng động. Tổng thống Nga Vladimir Putin đánh giá về quan hệ Nga-Mỹ và các vấn đề đối ngoại khác Tổng thống khẳng định: Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới, chúng tôi sẽ làm việc với bất kỳ Tổng thống nào mà người dân Mỹ bầu ra.
Quanh chuyện Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trả lời phỏng vấn ở Mỹ Cuộc chiến Việt Nam chấm dứt cách đây gần 50 năm, chúng tôi vượt qua quá khứ để có hòa bình và ổn định cho người dân chúng tôi và đạt được những gì người dân Mỹ mong muốn.
Bộ Ngoại giao bình luận về hoạt động của trường Fulbright Việt Nam Đại học Fulbright Việt Nam là thành quả của hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Mỹ, nhất là trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, Việt Nam hoan nghênh.
Lý do phương Tây thúc đẩy ý tưởng khởi động đàm phán Nga - Ukraine Các yếu tố chính trị ở EU và Mỹ có thể ảnh hưởng đến động thái này. Nhưng sự thiếu vắng các hành động cụ thể từ Ukraine cho thấy thách thức trong việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình toàn diện.
Tổng thống Putin đánh giá cao đường lối đối ngoại của Việt Nam Nhà lãnh đạo Nga khẳng định văn kiện mang tính chiến lược, trong giai đoạn lịch sử mới đã tạo xung lực mạnh mẽ để quan hệ Nga - Việt phát triển ngày càng năng động.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đánh giá về quan hệ Nga-Mỹ và các vấn đề đối ngoại khác Tổng thống khẳng định: Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới, chúng tôi sẽ làm việc với bất kỳ Tổng thống nào mà người dân Mỹ bầu ra.
HỌC TẠI TRUNG TÂM LUYỆN THI IELTS KYNA ENGLISH TĂNG ĐIỂM SPEAKING, GIAO TIẾP TIẾNG ANH TỰ TIN HƠN, TĂNG ĐIỂM WRITING, VIẾT TIẾNG ANH THÀNH THẠO
Không còn nỗi lo con sợ hay yếu Toán... Đạt điểm cao khi kiểm tra, thi học kỳ, thi chuyển cấp. Mỗi học sinh 1 lộ trình → Lấy lại căn bản, nắm chắc kiến thức.
Tiếng Anh dành cho Thế hệ mới theo PP Cá nhân hoá Học theo tiêu chuẩn quốc tế, khả năng tương tác thầy-trò cùng với những bài học sống động, trải nghiệm các video thú vị
Tin mới ngày 06-11-2024 Theo Đại biểu Quốc hội, trong khi nhiều hành động đẹp, lan tỏa về tinh thần thiện nguyện thì có không ít “con sâu làm rầu nồi canh”
Tin mới ngày 05-11-2024 Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị triển khai thí điểm giá điện hai thành phần, áp dụng thí điểm trước với một số nhóm khách hàng
Hầu hết phụ nữ không hạnh phúc trong hôn nhân đều có tính cách này: Bạn có mắc phải? Hôn nhân là một hành trình đầy thách thức, trong số những phụ nữ không hạnh phúc trong hôn nhân, một điểm chung thường gặp là họ thường có tính cách nhẫn nhịn quá mức.
Hungary nói: châu Âu cần thay đổi chính sách Ukraine nếu Trump đắc cử Phát biểu ám chỉ kịch bản ứng viên Cộng hòa Donald Trump giành chiến thắng trong bầu cử tổng thống Mỹ. Thủ tướng Orban từng nhiều lần phản đối viện trợ quân sự cho Ukraine, khẳng định cựu tổng thống Trump cũng có quan điểm tương tự và sẽ đàm phán thỏa thuận hòa bình
Bộ trưởng Bộ KH và ĐT: Thay cán bộ sợ sai để đẩy mạnh giải ngân vốn Thảo luận tại tổ, Đại biểu Quốc hội nêu vấn đề giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng năm 2024 chưa đạt 50% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Những viên đá bí ẩn tồn tại hàng chục nghìn năm trước Những viên cầu đá được mô tả không phải là cảnh trong một bộ phim khoa học viễn tưởng; chúng là những thực thể có thật, nằm ở một khu vực hẻo lánh của Costa Rica.
Truyền cảm hứng bằng cách... bắn dây thun vào nhau, ứng xử doanh nghiệp kiểu gây hại Trên mạng xã hội mấy ngày qua xôn xao về việc một nhóm huấn luyện đào tạo đội ngũ bằng cách bắn dây thun vào tay như là một hình thức truyền cảm hứng và động lực hoàn thành KPI.
Ông Trump suýt bị ám sát ở Florida Sự việc xảy ra khoảng 13h30 ngày 15/9 (0h30 ngày 16/9 giờ Hà Nội) trên sân golf ở West Palm Beach, cách không xa dinh thự riêng Mar-a-Lago
Những loại đồ uống trẻ nên hạn chế Trẻ em không nên dùng nhiều đồ uống có đường bổ sung, caffeine vì dễ gây huyết áp cao, tim đập nhanh, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, béo phì.
Đường phố Trung Âu chìm trong biển nước Hàng loạt quốc gia Trung Âu như Ba Lan, Czech, Slovakia chịu cảnh ngập lụt do bão Boris mang đến mưa lớn.